ܓܨܓTuổi Trẻ An Lão Bình Định (TTALBĐOL1) Tham gia nhóm FB Mem thoát

You are not connected. Please login or register

Kỳ vọng từ cây mây ở An Lão

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Crymeme

Crymeme
Mem Đặc Biệt
Mem Đặc Biệt

An Lão là vùng nguyên liệu mây nổi tiếng. Nhiều năm trước, đồng bào Bana, H’rê ở các xã vùng cao như An Toàn, An Dũng, An Vinh… sống nhờ nghề khai thác mây rừng. Nguồn mây rừng khai thác mãi rồi cũng kiệt. Để duy trì nguồn lợi này, người dân đã khoanh vùng để tái tạo mây rừng. Nhiều hộ gia đình đã tích cực tham gia các dự án trồng cây mây nếp của huyện và tỉnh…



* Nhọc nhằn nghề bứt mây rừng


Cách đây 5 năm, có dịp lên An Lão vào những ngày cuối năm, chúng tôi đã chứng kiến cảnh hàng đoàn người vào rừng sâu bứt mây bột (cây mây mọc tự nhiên trong rừng) bất kể trời rét, sương mù che cả đường đi. Mây thường mọc ở các khe suối, vách đá cheo leo nên việc khai thác rất nguy hiểm. Thông thường, để lấy được 1-2 sợi mây (mỗi sợi dài từ 10-15 m), người dân phải dùng rựa phát quang quanh bụi mây. Thân cây mây có gai nhọn, sắc nên việc bóc vỏ rất khó khăn. Khác với người Kinh thường dùng bao tay để hái mây, đồng bào người Bana, H’rê ở An Lão thường bứt mây bằng tay trần. Bàn tay bị gai đâm, nhức nhối đến phát sốt là chuyện bình thường.

Để có được 5 bó mây (50-60 kg/bó), mỗi nhóm đi rừng phải mất từ 2-4 ngày. Trước mỗi chuyến đi, họ chuẩn bị thực phẩm, chăn màn để ăn ngủ trong rừng. Suốt chuyến đi, họ phải đối mặt với bao gian truân. Nếu gặp mưa, người bứt mây chỉ còn biết co ro trong hốc đá, tán cây. Đó là chưa kể việc phải luôn đối mặt với những mối nguy hiểm như thú rừng, rắn rết…

Khó khăn, vất vả là thế, nhưng vì mưu sinh, nghề khai thác mây rừng vẫn thu hút không ít lao động ở địa phương. Tại xã An Toàn, mỗi ngày có khoảng 30 người đi bứt mây rừng. Chiều chiều, chúng tôi bắt gặp nhiều phụ nữ vác mây từ bìa rừng về thôn. Bàn tay của chị nào cũng sưng đỏ, chi chít sẹo. Chị Đinh Thị Quách, ở thôn 2, tâm sự: “Chồng bỏ nhà đi đã lâu, một mình phải nuôi hai con, lại ít nương rẫy, làm công thì không ai thuê nên sau mỗi mùa giáp hạt, tôi phải vào rừng bứt mây để kiếm sống”.

“Cơn sốt” mây rừng tại An Lão thật sự lên đến đỉnh điểm vào những năm cuối thập niên 90. Lượng mây khai thác được phải tính bằng tấn. Mỗi ngày có hàng chục xe tải lên An Nghĩa, An Toàn… chở mây. Sau năm 2000, do nguồn mây rừng cạn dần người buôn bán mây cũng thưa thớt.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Đinh Văn Ló, cũng ở thôn 2, xã An Toàn, cho biết: “Trước đây, lượng mây rừng mọc ở khu vực rừng nguyên sinh An Toàn khá dày. Từ năm 2000 trở lại đây, do khai thác ồ ạt, cây mây ngày càng khan hiếm. Chính vì thế, để có được chừng 5 bó mây, người khai thác phải vào tận rừng sâu, lặn lội nhiều ngày nhưng thu nhập chẳng là bao. Nếu may mắn tìm được vùng mây chưa ai khai thác, mỗi người cũng kiếm được 40.000 – 50.000 đồng/ngày, nhưng có không ít người chỉ bứt được chừng 2-3 bó mây, thu nhập chỉ được 15.000 - 20.000 đồng/ngày”.

Share this post on: reddit

saobang239

Bài gửi 30/9/2010, 03:20 by saobang239

Uhmn, nhớ hồi còn nhỏ ; Ông ngoại , Mẹ , Chị gái tôi đã từng làm nghề bức "Mây" .( Giờ thì chị gái tôi đã mất rồi ). Và hồi đó tôi cũng đã có dịp đi bức "mây " 2-3 lần rồi .

Giờ thì , "Mây ở An Lão không còn nhiều nữa , thật là tiếc , bởi vì mây rất có giá trị kinh tế . Nèy, đặc điểm các laọi mây ở An Lão chủ yếu có 2 loại : " Mây rắc & Mây Nước "

Crymeme

Bài gửi 30/9/2010, 17:17 by Crymeme


Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi,hãy tự hỏi sao giỏi mà vẫn nghèo



Good.Câu này hay ah nha!

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

© 2010-2018.An lão-Bình định.thiết kế & sáng lập: tpngaydo2008
thành viên tiên phong: tpngaydo2008,Crymeme,Redmaster,tuquynh,phong-tuti...

Sông An lão ngàn năm vẫn trải - tình yêu này dzữ mãi không thôi
Skin được Convent về PunBB bởi Chupy