ܓܨܓTuổi Trẻ An Lão Bình Định (TTALBĐOL1) Tham gia nhóm FB Mem thoát

You are not connected. Please login or register

Giới thiệu Tổng quát về huyện An Lão tỉnh Bình Định

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

tpngaydo2008

tpngaydo2008
Mem Đặc Biệt
Mem Đặc Biệt

Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi)

- Phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh

- Phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn

- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai)

Với vị trí địa lý nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xã tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu được quan tâm đầu tư thoả đáng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.

Địa hình

Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình như sau:

- Vùng thấp tương đối bằng phẳng bao gồm các xã: An Hoà, An Tân, thị trấn An Lão và một phần An Trung, An Hưng. Đặc trưng địa hình có độ dốc nhỏ, thường dưới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão. Khu vực này thuận lợi phát triển cây lương thực, nhất là cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng cao tương đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 mét chủ yếu thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng bóc mòn lượn sóng, bên trong rãi rác các đồi sót thoải, độ cao tương đối trên 300 mét và có độ dốc nhỏ. Vùng này đất tốt, thảm thực vật còn khá phong phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày.

- Vùng tương đối cao có độ chênh cao 500-700 mét, độ dốc khá lớn gồm các xã còn lại. Đặc trưng địa hình chia cắt mạnh, có những dãy núi cao có đỉnh nhọn chạy theo hướng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và sông Xang. Do đặc điểm địa hình và thảm thực vật còn ít nên vùng này quá trình rữa trôi trên mặt diễn ra mạnh

Khí hậu

An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhưng cũng có được số giờ nắng rất phong phú: 2.200-2.300 giờ trong năm. Tổng lượng bức xạ năm khá cao (130-140 Kcal/cm2) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân bức xạ dương và lớn (80-90 Kcal/cm2/năm) là cơ sở để có nền nhiệt cao và ít biến đổi trong năm.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông huyện và thung lũng sông An Lão. Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.

An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân 2.400-3.200 mm/năm. Mùa mưa từ thngs X đến tháng XII chiếm khoản 70%. Độ ẩm tương đối trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh.

Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng do lượng mưa phân bố không đều trong năm. Vì vật vấn đề thuỷ lợi có vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.

Mạng lưới thuỷ văn

Quan trọng nhất trên địa bàn huyện là sông An Lão. Đây là phần đầu nguồn của hệ thống sông Lại Giang. Sông An Lão quan trọng nhất của huyện về nhiều mặt, cung cấp lượng nước tưới, nước sinh hoạt, cân bằng sinh thái…

Diện tích lưu vực sông là 697 Km2, lưu lượng dòng chảy bình quân năm 24 m3/s (với tần suất trung bình là 75%). Phụ lưu suối của con sông này: Sông Vố, nước Đinh, nước Xáng… có chiều dài đáng kể, tạo nên mật đợ lưới sông dày. Ngoài các suối lớn còn có khá nhiều suối nhỏ, tổng chiều dài các suối nhỏ khoảng 90 Km.

Nhìn chung, sông suối tại huyện An Lão có đặc điểm: ngắn, dốc nên thường chảy xiết vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô, khả năng giữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt kém.

Lượng nước ngầm tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể, nhưng đối với một số khu vực không thể lấy nước từ nguồn sông, suối thì các giếng đào để lấy nước thường có độ sâu trung bình từ 6-8 mét.

Share this post on: reddit

Đặc điểm địa lý tự nhiên:

An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32km về hướng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn 115km về hướng Bắc.

Ranh giới hành chính: phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh; phía Nam giáp huyện Hoài Ân; phía Bắc giáp huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi.

+ Tổng diện tích đất tự nhiên: 69.202 ha

+ Diện tích đất nông nghiệp: 7.505,29 ha

+ Diện tích đất lâm nghiệp: 58.705,24 ha

Đơn vị hành chính:

Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 9 xã và 01 thị trấn.

Danh sách cụ thể: thị trấn An Lão, các xã: An Tân, An Hòa, An Trung, An Vinh, An Dũng, An Hưng, An Nghĩa, An Quang, An Toàn.

Trong đó, có 5 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II là: An Vinh, An Dũng, An Hưng, An Nghĩa, An ...

Diện tích, dân số và đơn vị hành chính huyện An Lão
*

Huyện An Lão có:

- 9 xã và 1 thị trấn

- Tổng số thôn là: 57

- Tổng diện tích là: 692,02 Km 2

- Dân số: 24.327 người

- Mật độ dân số: 35 người/km 2

Tổng hợp lại ta được bảng như sau: mới nhất


Số thôn Diện tích*dân số Mật độ dân số(người/km2
An Hoà 09 40.14*9.527 237
Thị trấn 06 15.41*3.419 222
An Tân 06 22.94*2.909 127
An Vinh 07 84.94*1.680 20
An Toàn 03 260.95*627 2
An Dũng 04 42.58*1.385 33
A.Trung 07 66.32*1.999 30
An Hưng 05 66.37*1.129 17
A.Quang 05 55.64*1.085 20
A.Nghĩa 05 36.73*567 15



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

© 2010-2018.An lão-Bình định.thiết kế & sáng lập: tpngaydo2008
thành viên tiên phong: tpngaydo2008,Crymeme,Redmaster,tuquynh,phong-tuti...

Sông An lão ngàn năm vẫn trải - tình yêu này dzữ mãi không thôi
Skin được Convent về PunBB bởi Chupy